Điều tra 10 cá nhân đưa tin thất thiệt ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh
LHP Cannes lần thứ 77 diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 14.5 đến ngày 25.5 tại Pháp.Tại sao thua Uzbekistan ở bán kết, U.23 Indonesia vẫn chưa hết hy vọng tranh vé Olympic 2024?
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) giúp người dùng dễ dàng tạo ra một bài viết hay hình ảnh chỉ với vài dòng lệnh cơ bản. Nhằm giải quyết vấn đề gian lận công sức, một số công cụ được sinh ra với mục đích kiểm tra AI hay con người là tác giả thực sự của những sản phẩm số. Người dùng internet có thể dễ dàng tìm thấy các công cụ như vậy với những từ khóa đơn giản bằng bất kỳ ngôn ngữ nào trên Google. Rất nhiều trong số này cung cấp dịch vụ miễn phí, có thể kiểm tra AI mà không cần đăng ký tài khoản, nhận đánh giá cả văn bản lẫn hình ảnh hoặc tập tin dữ liệu. Tuy nhiên, chính công cụ dễ dàng tìm thấy trên mạng internet này dường như đang tạo ra một hình thức gian lận kết quả mới.Anh Quốc Thắng (TP.HCM) là một trong những nạn nhân của công cụ kiểm tra AI với ngay chính sản phẩm của mình. Người dùng này cho biết sau khi viết một nội dung dài hơn 5.000 chữ để phục vụ cho kế hoạch quảng cáo của doanh nghiệp, phía đối tác từ chối công sức của anh do một trang web cung cấp dịch vụ kiểm tra AI trả về kết quả khẳng định đây là một sản phẩm "được thực hiện bởi AI tới 99,64%".Không đồng ý với kết quả trên, anh Thắng tìm cách chứng minh sản phẩm là sức sáng tạo của mình bằng việc lấy nội dung khác đã xuất bản từ nhiều năm trước đó và đưa vào công cụ kiểm chứng. Kết quả do công cụ kiểm tra AI trên mạng trả về cũng cho thấy AI đã can thiệp rất sâu vào nội dung - điều hoàn toàn vô lý vì trí tuệ nhân tạo tạo sinh có khả năng viết lách như con người mới được công bố rộng rãi từ cuối năm 2022.Tương tự, anh Ngọc Quân - người kiểm duyệt nội dung của một công ty truyền thông tại Hà Nội cũng "gặp khó" để chứng minh các sản phẩm được nhân viên gửi lên là tự sản xuất hay có can thiệp bởi trí tuệ nhân tạo. Việc sử dụng các công cụ trực tuyến miễn phí ban đầu tiện dụng, nhưng anh Quân cho rằng "không thể tin tưởng được" sau vài lần tự kiểm chứng.Anh cho biết bản thân đã tự tạo ra nội dung nhưng khi kiểm tra AI bằng các công cụ khác nhau, dù có sai khác về tỷ lệ % "AI làm" thì kết quả phần lớn vẫn khẳng định đó là sản phẩm viết bởi trí tuệ nhân tạo. "Dường như nếu trong bài viết có sử dụng các đoạn phỏng vấn thì công cụ đánh giá có hành vi viết của con người. Còn lại nếu chỉ là diễn giải, dịch thuật... thì phần lớn sẽ bị 'kết tội' là AI", anh Ngọc Quân nhận xét.Theo thử nghiệm thực tế của Thanh Niên, tính chính xác trong quá trình kiểm tra AI của các công cụ trực tuyến là không đồng nhất và cũng thiếu căn cứ. Cụ thể, khi lấy một bài báo đã đăng vào tháng 9.2019, công cụ kiểm tra khẳng định 89% thông tin được dựng bởi AI. Một bài báo khác vào tháng 10.2020, kết quả là 92% AI. Đây đều là những con số không thể có thật bởi năm 2019 và 2020 chưa có trí tuệ nhân tạo tạo sinh nào có khả năng viết văn bản nhuần nhuyễn xuất hiện trên thị trường.Khi các kết quả đều có "nồng độ AI" cao bất thường, các website cung cấp dịch vụ kiểm tra AI đều kèm theo gợi ý để người dùng "hô biến" những văn bản nhập vào có nhiều chi tiết giống con người tạo ra hơn. Nhưng điều đáng nói là việc thêm và chỉnh sửa chi tiết "cho giống người thực hiện" lại được làm hoàn toàn bằng máy tính và các hệ thống thông minh học theo hành vi của con người (như AI).Bên cạnh đó, để sử dụng dịch vụ này, người dùng sẽ phải đăng ký tài khoản và trả những khoản tiền hàng chục USD tính theo gói số lượng chữ mà họ định sử dụng. Ví dụ, sẽ có gói 5.000 chữ, 10.000 chữ... giống như một tài khoản trả trước, và người dùng sẽ phải nạp thêm nếu dùng hết số lượng chữ được sửa lại. Điều này giống như một hình thức "moi tiền" của người dùng sau khi hù dọa, khiến họ phải tìm cách để xóa dấu vết AI trên sản phẩm ban đầu (dù tự viết hay có hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo).Dù vậy, trong số các công cụ miễn phí vẫn có một số đã đưa ra được kết quả đúng (ở mức tương đối về tỷ lệ % AI) nhiều lần liên tiếp ở các bài thử nghiệm ngẫu nhiên.
Nhiều cây xanh chết khô
Cụm bệnh đầu tiên được phát hiện vào tháng 1 tại làng Boloko, thuộc Khu vực y tế Bolomba. Các cuộc điều tra ban đầu cho thấy nguồn gốc của đợt bùng phát bắt nguồn từ 3 ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Những trẻ này đã xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau đầu, tiêu chảy và mệt mỏi, sau đó tiến triển thành xuất huyết. Theo báo cáo, những đứa trẻ này đã ăn phải xác dơi trước khi xuất hiện các triệu chứng.Cụm bệnh thứ hai được báo cáo vào tháng 2 tại làng Bomate, thuộc Khu vực y tế Basankusu.Theo WHO, dịch bệnh này đang tiến triển nhanh chóng, với số ca bệnh tăng đột biến trong vài ngày, gây ra mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng. Gần một nửa số ca tử vong xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng tại khu vực Basankusu, trong khi tỷ lệ tử vong đặc biệt cao tại khu vực Bolomba. Hiện chưa có mối liên hệ dịch tễ nào được xác định giữa các ca bệnh tại hai khu vực này.WHO cho biết các khả năng như sốt rét, sốt xuất huyết do virus, ngộ độc thực phẩm hoặc nước, sốt thương hàn và viêm màng não đang được xem xét. Tuy nhiên, virus Ebola và Marburg đã được loại trừ dựa trên kết quả xét nghiệm.Vào cuối năm ngoái, tỉnh Kwango ở phía tây nam CHDC Congo cũng từng bị ảnh hưởng bởi một "căn bệnh bí ẩn", sau đó được xác định là sốt rét nặng do suy dinh dưỡng. Theo báo cáo của chính phủ Congo vào tháng 1.2025, đã có 2.774 ca bệnh và 77 ca tử vong được ghi nhận.WHO tiếp tục theo dõi và điều tra nguyên nhân của căn bệnh bí ẩn này để đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời.
Theo khảo sát và đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ thuốc giả tại VN ở mức thấp so với trung bình của các nước. Năm 2017, WHO ước tính 1 trong 10 loại thuốc ở các nước có thu nhập thấp và trung bình là sản phẩm kém chất lượng hoặc bị làm giả.Để tăng cường hơn nữa công tác đảm bảo chất lượng thuốc lưu hành trong nước, luật Dược (có hiệu lực từ 2025) đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trong kiểm soát chất lượng thuốc. Theo đó, sở y tế sẽ thu hồi thuốc trong trường hợp thu hồi bắt buộc đối với thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng ở mức độ 2 hoặc 3 được phát hiện trên địa bàn, nhằm kịp thời xử lý và thu hồi thuốc vi phạm chất lượng trên địa bàn quản lý, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
'Nhất gái hơn 2, nhì trai hơn 1', nghĩ vậy mà không phải vậy…
Ngày 26.1, tin từ Công an tỉnh Hậu Giang cho biết, cơ quan CSĐT Công an tỉnh này vừa ra quyết định tạm giữ hình sự Trần Thị Kim Thùy (34 tuổi, ở Hậu Giang) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo kết quả điều tra ban đầu, Thùy biết một người bạn có phương tiện giao thông vi phạm, bị cơ quan công an ở Hậu Giang tạm giữ. Khoảng giữa năm 2024, Thùy nhắn tin vào số điện thoại di động của người này, mạo danh là Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang, hứa giúp đỡ rồi nại lý do để mượn tiền. Tin tưởng bạn, bị hại nhiều lần chuyển tiền cho Thùy, song chỉ nhận được lời hứa nên sinh nghi và quyết định đến công an trình báo. Vào cuộc xác minh, công an xác định Thùy mạo danh danh Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng đã đi khỏi địa phương hơn 4 tháng và không rõ tung tích. Đến ngày 25.1.2025, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hậu Giang tìm ra Thùy đang lẩn trốn tại P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Tại cơ quan điều tra, Thùy thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội; đồng thời khai nhận từ tháng 6 đến tháng 8.2024, bằng thủ đoạn giả danh lãnh đạo Công an tỉnh Hậu Giang, Thùy đã lừa đảo và chiếm đoạt của bị hại tổng số tiền trên 970 triệu đồng, sử dụng hết vào mục đích cá nhân. Công an tỉnh Hậu Giang tiếp tục điều tra, xử lý vụ mạo danh Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.